Cấm tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà nhằm trốn nghĩa vụ trả nợ
Dựa trên các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề hiệu lực hợp đồng mua bán nhà. Theo quy định của pháp luật dân sự, đất đai và nhà ở không có quy định rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà là khi nào. Tuy nhiên, do đây là loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên có thể căn cứ theo Luật Công chứng, tại khoản 3 Điều 4 Luật Công chứng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở không phát sinh từ thời điểm giao kết hợp đồng mà được xác định kể từ khi các bên hoàn thành thủ tục công chứng: “văn bản được công chứng (hợp đồng, giao dịch và lời chứng của công chứng viên) có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Theo quy định nêu trên thì hợp đồng mua bán nhà của bà D đã có hiệu lực pháp luật, tức quyền sở hữu ngôi nhà đã thuộc về người mua.
Nhưng, theo thực tế như bạn đã nói, ngày 27/12/2011, Tòa án đã có quyết định cấm việc mua bán nhà của bà D, như vậy, hợp đồng mua bán nhà này sẽ bị hủy, bởi lẽ pháp luật quy định việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp này và Tòa hoàn toàn có thẩm quyền tuyên hủy hợp đồng này với căn cứ cho rằng bà D bán nhà nhằm tẩu tán tài sản, trốn thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba. Căn cứ vào các quy định dưới đây:
Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể về thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Và trong trường hợp này, sau khi hợp đồng mua bán nhà bị cấm thực hiện đồng nghĩa với việc hợp đồng này không có hiệu lực và hai bên mua bán nhà trao trả lại cho nhau những gì đã nhận, ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của bà D.
Thứ hai, về vấn đề kê biên có hợp lệ không: Sau khi bạn nộp đơn khởi kiện ra Tòa, và yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được tiến hành đồng thời với việc xem xét, thụ lý đơn kiện của bạn. Việc Tòa có bảo vệ quyền lợi của bạn hay không phải căn cứ vào những chứng cứ mà bạn cung cấp, dựa trên đó, Tòa sẽ áp dụng các quy định về giải quyết vấn đề đòi tài sản của bạn. Nếu xét thấy đúng trên thực tế có việc bà D vay bạn số tiền đó và chưa hoàn trả, Tòa sẽ phân xử buộc bà D phải trả bạn số tiền đó bằng các tài sản mà bà D hiện có. Nếu bà D không chịu thực hiện, bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?