-
Công ty cổ phần
-
Thành lập công ty cổ phần
-
Điều lệ công ty cổ phần
-
Cổ phần
-
Ban kiểm soát công ty cổ phần
-
Giải thể công ty cổ phần
-
Hội đồng quản trị công ty cổ phần
-
Giám đốc công ty cổ phần
-
Vốn của công ty cổ phần
-
Cổ đông
-
Tổng giám đốc công ty cổ phần
-
Trái phiếu công ty cổ phần
-
Cổ phiếu công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty cổ phần
-
Đăng ký đổi tên công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
-
Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
-
Thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài
-
Công ty cổ phần phá sản

Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
* Tại khoản 4, Điều 13: Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”
Bên cạnh đó tại Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Về cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều [Điểm neo] 9 Nghị định 43/2010/NĐ-CP như sau:
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét thí điểm chuyển cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sang hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.
b) Ở cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.
Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 11 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng.
Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký kinh doanh nếu thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 hoặc không thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.

Thư Viện Pháp Luật
- Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
- Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
- Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
- Tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng?
- Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản theo quy định pháp luật không? Có được đòi nợ thay người thân đã mất không?