Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

Khái niệm dẫn chiếu ngược , dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba là gì ? -Thắc mắc của bạn Huỳnh (Bình Định)

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

- Dẫn chiếu ngược có nghĩa là theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp dụng để giải quyết một quan hệ TPQT cụ thể nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền.

- Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có nghĩa là theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

- Dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải được giải quyết theo pháp luật nước A (gọi là dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu cấp độ 1) hoặc được giải quyết theo pháp luật của một nước thứ ba (nước C – dẫn chiếu cấp độ 2).

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào?

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba như thế nào? (Hình từ Internet)

- Căn cứ theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:

Pháp nhân
1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nước ngoài và thành lập tại Pháp. Vậy pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp A.

Nhưng theo pháp luật Pháp, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi doanh nghiệp có trụ sở thực tiễn và trong thực tế thì doanh nghiệp A có trụ sở tại Bỉ. Do đó, pháp luật Pháp dẫn đến pháp luật Bỉ. Vậy hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có thể xảy ra ở Việt Nam.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
10 3 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Còn bao nhiêu ngày nữa Giỗ tổ Hùng Vương 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch cúng Thần Tài Thổ địa hàng tháng 2025? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
1 cây vàng bao nhiêu gam? Ký hiệu tiền Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 13 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 13 tháng 2 2025 âm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thập trai 2025 là ngày nào? Người bị tạm giữ có được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng giêng là ngày nào? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ hoàng đạo ngày vía thần tài 2025 vào giờ nào tốt nhất đón may mắn, tài lộc? Khi nào mang theo vàng xuất cảnh nhập cảnh bị cấm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
6,043 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào