Dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận

Dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận được quy định như thế nào?

Việc thực hiện và áp dụng các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật (trong nước và quốc tế) nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật  không được phép phân biệt đối xử trong quan hệ với bất kì quốc gia nào. Điều này là hoàn toàn phù hợp vớiluật pháp quốc tế và tập quán quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế tòa án của một số nước phương Tây đã công nhiên vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và có những hành vi kì thị đối với các hệ thống luật pháp mà quốc gia của họ chưa công nhận. Họ cho rằng khi luật pháp của nước tòa án có thẩm quyền xét xử viện dẫn tới hệ thống pháp luật của nước chưa được công nhận thì sẽ không được áp dụng với lí lễ là đến nhà nước đó còn chưa được công nhận huống hồ ai lại phải công nhận hệ thống pháp luật của nó. Đây là quan điểm phản khoa học, song tòa án các nước phương Tây đã áp dụng và lấy làm cơ sở để gạt bỏ luật pháp của các nước trước đây là thuộc địa mà mới giành độc lập nhằm duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Ví dụ: nếu pháp luật của Hoa Kì dẫn chiếu tới pháp luật của quốc gia mà công dân tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế mang quốc tịch, tuy nhiên, nước thứ hai đó lại là nước somaliland hoặc nước Transnistria thì khi giải quyết vụ việc, pháp luật của hai nước này cũng sẽ không được áp dụng bởi Hoa Kì không công nhận sự tồn tại của hai quốc gia này. Hay như pakitstan cũng sẽ không công nhận khi dẫn chiếu tới pháp luậtcủa nước Hoa Kì (Pakitstan không công nhận quốc gia Hoa Kì),…

Ở  nước ta,trong Hiến pháp năm 1992 cũng như trong các văn bản pháp quy của nhà nước và cả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đề khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán là chống lại mọi hành vi phân biệt và kì thị giữa các quốc gia và giữa Việt Nam với các nước. Do đó có thể nói quan điểm của chúng ta đó là giữa các quốc gia Việt Nam đã công nhận và những quốc gia còn chưa công nhận sễ không có sự phân biệt hoặc kì thị nào, kể cả đối với những quốc gia mà chúng ta chưa công nhận những thực thể này là quốc gia như: Transnistria, Kosovo, Somaliland,…. Hơn nữa chúng ta luôn ủng hộ quan điểm là việc công nhận quốc gia hay chính phủ không làm phát sinh một chủ thể mới trong luật quốc tế mà việc công nhận chỉ là thủ tục, các bước tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và hoàn toàn nhằm củng cố, tăng cường khả năng hợp tác về mọi mặt giữa nước ta với nước ngoài phù hợp với đường lối đổi mới công tác đối ngoại của nhà nước là đa phương hóa và đa diện hóa qua.

Quá trình đấu tranh để giành lại chủ quyền, độc lập tự do của các dân tộc là một quá trình bền bỉ phức tạp, nước ta luôn ủng hộ quá trình này, nhằm thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế bảo đảm công bằng và công lý trên toàn thế giới chống lại mọi sự phân biệt kì thị giữa các dân tộc.n hệ với các nước trên thế giới.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
788 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào