Tranh chấp về bất động sản liền kề
Tranh chấp đất đai được giải thích là: “Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Theo đó, tranh chấp đất đai là loại tranh chấp có đối tượng tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, có chủ thể tranh chấp là hai hay nhiều bên.
Theo cách định nghĩa này thì tranh chấp đất đai bao gồm tất cả các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất và tranh chấp về mục đích sử dụng đất.Theo quan điểm cá nhân, tranh chấp đất đai được hiểu là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, phát sinh trong quá trình quản lí và sử dụng đất.
Trên phương diện thực tế: Tranh chấp đất đai được hiểu đơn giản là sự tranh chấp giữa các bên về việc bên nào có quyền quản lí, quyền sử dụng đối với một khu đất cụ thể nhưng họ không thể cùng nhau tự giải quyết các mâu thuẫn đó nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử.
Bất động sản liền kề
Một bất động sản được phân lập với một bất động sản khác thông qua việc thiết lập ranh giới giữa các bất động sản. Không phải giữa các bất động sản đều tồn tại ranh giới, mà chỉ các bất động sản thuộc bản chất không di dời được mới tồn tại các ranh giới và chỉ khi giữa chúng tồn tại ranh giới mới có thể tồn tại các bất động sản liền kề. Trong bất động sản có tồn tại ranh giới thì đất đai chiếm vị trí đầu tiên và có vai trò quan trọng nhất.
Không thể có một mảnh đất tồn tại độc lập mà không có sự tiếp giáp đối với mảnh đất khác, mỗi mảnh đất đều có những ranh giới và mốc giới.
Trong BLDS 2005 không ghi nhận cụ thể khái niệm bất động sản liền kề cũng như ranh giới giữa các bất động sản liền kề. Bất động sản liền kề được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau về ranh giới giữa các bất động sản.
Quy chế pháp lí ranh giới giữa các bất động sản liền kề
Ranh giới giữa các bất động sản có tác dụng phân lập các bất động sản với các bất động sản khác nhằm xác định quyền của một chủ sở hữu đối với một bất động sản nào đó.Cơ sở để xác định ranh giới là diện tích, hình dáng, kích thước của bất động sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Theo quy định tại Điều 265 và Điều 266 BLDS 2005 thì ranh giới giữa các bất động sản bao gồm cột mốc, hàng rào, tường ngăn, kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng, ngoài ra ranh giới còn xác định theo tập quán. Theo những quy định này, thì ranh giới giữa các bất động sản được pháp luật quy định dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng khái niệm các loại ranh giới này lại chưa được pháp luật quy định một cách rõ ràng, vì chúng dựa trên các tiêu chí khác nhau khi xác định.
Tóm lại, bất động sản liền kề là những bất động sản có chung ranh giới, không phải tất cả các bất động sản liền nhau, cạnh nhau đều được coi là bất động sản liền kề mà giữa chúng phải tồn tại một ranh giới về thực tế cũng như về pháp lí. Quy chế pháp lí về ranh giới giữa các bất động sản liền kề được pháp luật cũng như tập quán ghi nhận. Ranh giới giữa các bất động sản là căn cứ để phân lập bất động sản này với bất động sản khác, là một hình thức đặc định hóa một bất động sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?