Về mặt pháp lý, tôi lại có quan điểm khác. Theo tôi, tình tiết mới (tòa bỏ sót cháu D. khi giải quyết ly hôn giữa ông T. và bà A.) là căn cứ tái thẩm quyết định đã có hiệu lực của tòa. Khi giải quyết lại vụ việc hôn nhân, nếu tòa xác định cháu D. không phải là con của ông T. thì sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, ông M. mới có quyền yêu cầu nhận cháu D. là con. Nghĩa là cơ quan chức năng không thể thụ lý, giải quyết việc nhận con của ông M. khi chưa có bản án xác định cháu D. không phải là con của ông T.
Xin nhận con của người khác, phải làm sao?
Mới đây Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) đã có ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ như sau: Do cháu D. được sinh ra khi ông T. và bà A. chưa ly hôn nên được xác định là con chung của hai ông bà. Nếu ông T. không thừa nhận con thì phải yêu cầu tòa xác định cháu D. không phải là con mình thông qua thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, ông M. cũng có quyền thông qua thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu tòa xác định cháu D. là con mình. Tuy nhiên, quyết định ly hôn không ghi cháu D. là con chung của ông T. và bà A. Để đảm bảo quyền lợi của cháu D., Sở Tư pháp có thể hướng dẫn UBND xã có thẩm quyền vận dụng quy định của Nghị định 158/2005 để giải quyết việc nhận cha (trong hồ sơ phải có kết quả xét nghiệm ADN chứng minh cháu D. là con ông M.)…
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?