Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Chứng cứ
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng trong TTDS. Mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của TTDS mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Dựa vào chứng cứ mà các đương sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các cơ quan tiến hành tốt tụng cũng xem xét được tính đúng đắn của sự việc để bảo vệ lợi ích của người dân và bảo vệ pháp luật.
Theo Điều 81, 82 – Bộ Luật TTDS sửa đổi bổ sung 2011 thì:
Điều 81. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Điều 82. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả định giá tài sản;
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Điều kiện để được công nhận là chứng cứ:
– Các tài liệu đọc được nội dung nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận
– Các tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, ghi hình đó. Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;
– Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định;
– Tập quán được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận;
– Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp.
Việc quy định chứng cứ chặt chẽ, rõ ràng như vậy là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đương sự, bảo đảm cho việc giải quyết của Toà án được đúng đắn khách quan và để khắc phục tình trạng tài liệu giả; chứng cứ giả. Do đó các tài liệu đọc được mà không phải là bản chính hoặc bản sao nhưng không có chứng nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước hoặc không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì tài liệu đó không phải là chứng cứ. Đối với các tài liệu nghe được, nhìn được mà không có văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc không có văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó thì tài liệu nghe được, nhìn được đó cũng không phải là chứng cứ.
Trong vụ việc dân sự nếu đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, là hợp pháp. Đương sự tự chịu trách hậu quả về việc không có chứng cứ và chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.
2. Chứng minh
Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể TTDS chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Đối tượng chứng minh là những tình tiết, những vấn đề cần phải làm rõ trong quá tình giải quyết vụ việc dân sự. Đối tượng chứng minh được chia làm 2 loại:
Những tình tiết thuộc về nội dung, bản chất của vụ án
Những tình tiết khác của vụ án dân sự
Tùy từng vụ án dân sự khác nhau, tùy phạm vi yêu cầu của các đươg sự mà xác định đối tượng chứng minh nào thuộc về bản chất của vụ án. Còn đối tượng khác, không thuộc bản chất của vụ án thương là những chứng cứ cần chứng cứ khác chứng minh làm rõ, những vấn đề không thể hiện trực tiếp các yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự.
Tuy nhiên, có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 80 luậtnày:
Điều 80. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.
Về nguyên tắc thì Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh mà nghĩa vụ chứng minhtrước hết thuộc về đương sự vì:
Đương sự là người trong cuộc nên thường biết rõ vụ việc, có điều kiện cung cấp các tin tức về vụ việc và nguồn gốc của nó.
Đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nên họ sẽ quan tâm và tìm mọi biện pháp để khẳng định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của mình là có cơ sở.
Tuy nhiên để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án vẫn cần xác định xem cần phải chứng minh, làm rõ những tình tiết sự kiện nào? Các chứng cứ, tài liệu đã đủ chưa?… Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cs thì Tòa án có thể tiến hành các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo Điều 85,87,92,97Luật này.
Có thể nói rằng chứng cứ và chứng minh là những quy định quan trong trong Bộ LuậtTTDS sửa đổi bổ sung 2011. Mọi hoạt động tố tụng đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Có thể nói rằng chế định chứng minh và chứng cứ của Bộ Luật TTDS sửa đổi bổ sung 2011 không chỉ thay đổi về lượng mà còn đã biến đổi cả về chất so với pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Đó là đã quy định và cụ thể hoá nguyên tắc cơ bản trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các đương sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?