Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp bổ sung thay đổi giá trị bảo đảm
Hiện nay, việc đăng ký thế chấp được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sư dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT quy định về các trường hợp phải đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, bao gồm:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên thế chấp, bên nhận thế chấp;
- Thay đổi tên hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp của một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp;
- Rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Khi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp của bạn là thay đổi giá trị bảo đảm thì không thuộc các trường hợp trên, nên không cần phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký thế chấp. Trong trường hợp này, bạn và Ngân hàng chỉ cần lập Hợp đồng sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp là được và cần phải chú ý đến hình thức của hợp đồng sửa đổi, bổ sung đó: Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó. (Theo Ðiều 423 Bộ luật Dân sự sửa đổi hợp đồng dân sự). Như vậy, nếu hợp đồng thế chấp trước đây mà bạn và Ngân hàng lập đã có công chứng, chứng thực (đối với địa bàn chưa có tổ chức công chứng) thì hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp cũng phải công chứng, chứng thực.
Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 44 Luật Công chứng: Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật Công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?