Lấy lại đất đai
Mặc dù ông bà của anh không trực tiếp quản lý, sử dụng mảnh đất ở quê nhưng nếu ông bà của anh là chủ sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp, có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; có giấy tờ hợp lệ, hợp pháp về quyền sử dụng đất… thì quyền sở hữu của ông bà sẽ được pháp luật bảo hộ. Điều 169- Bộ luật Dân sự quy định:
“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.”
Vì hiện tại ông bà vẫn đang là chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất ở quê nên không ai có quyền chiếm hữu, sử dụng mảnh đất này mà không có sự đồng ý của ông bà.
Ông bà đi khai hoang vùng kinh tế mới, để lại mảnh đất ở quê nhà. Chú của anh là con của ông bà, với tư cách là con đã thành niên của người sử dụng đất, chú có thể đứng ra tạm thời thay mặt ông bà quản lý, bảo vệ mảnh đất và khai thác hoa lợi, lợi tức trên mảnh đất. Nếu việc chiếm giữ, sử dụng không xâm phạm đến quyền sở hữu của ông bà thì hành vi này không trái pháp luật.
Anh là cháu của ông bà nhưng nếu không được ông bà giao quyền chiếm giữ, sử dụng tài sản hoặc được ông bà chuyển giao quyền sở hữu thì anh không có quyền đòi lại tài sản trên để sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?