Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trả lời của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là chưa hoàn toàn chính xác. Vì: Việc bạn có hộ chiếu do Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển cấp từ năm 2010 thì bạn không đương nhiên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) theo Luật Quốc tịch.
Hộ chiếu là một loại giấy tờ do Chính phủ cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài muốn làm hộ chiếu thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để được cấp hộ chiếu (Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam).
Có hai trường hợp như sau:
1. Năm 2010, tại thời điểm cấp hộ chiếu, bạn đúng là đang sinh sống tại Thụy Điển. Nhưng đến nay, bạn đã về Việt Nam sinh sống và thường trú tại Việt Nam. Như vậy, bạn không còn thuộc diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài nữa (Bạn vẫn có quyền sử dụng hộ chiếu đó cho đến khi hộ chiếu hết hạn). Bạn có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam theo quy định của pháp luật mà không phải đáp ứng một số điều kiện như đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bạn có thể cung cấp Sổ hộ khẩu của gia đình để chứng minh bạn đang thường trú tại Việt Nam với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
2. Hiện nay bạn vẫn đang sinh sống và cư trú ở Thụy Điển. Theo Luật Quốc tịch thì bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam thì bạn phải đáp ứng được những điều kiện sau đây (theo Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai):
- Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên;
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
- Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định trên nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Trường hợp bạn không thuộc đối tượng nêu trên thì bạn không được nhận chuyển nhượng và đứng tên chủ sử dụng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Bạn chỉ được hưởng giá trị của quyền sử dụng đất (nếu được thừa kế, tặng cho).
Trường hợp bạn thuộc đối tượng được đứng tên người sử dụng đất thì bạn phải cung cấp giấy tờ chứng minh với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì những giấy tờ chứng minh gồm có:
* Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Cụ thể, Điều [Anchor] 11 Luật Quốc tịch: Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam gồm: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài :
+ Nếu mang hộ chiếu Việt Nam thì có một trong các giấy tờ sau đây do công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú cấp: Sổ tạm trú; Giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương.
+ Nếu mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ sau đây do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp: Thẻ tạm trú; Có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Bạn có thể đối chiếu với quy định trên đây xem mình thuộc trường hợp nào để có thể thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?