Làm sao đòi lại bức tường chung?
Điều 169- Bộ luật Dân sự quy định:
“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.”
Trong trường hợp của anh chị, người hàng xóm đã chiếm giữ, sử dụng tài sản của anh chị trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của gia đình anh chị. Do đó, anh chị có quyền đòi lại tài sản hợp pháp của mình đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phá dỡ bức tường có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp khác của người hàng xóm được pháp luật bảo hộ, vì vậy để đòi lại tài sản mà người hàng xóm đang chiếm giữ, sử dụng thì anh chị cần phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Thứ nhất: Về mặt hành chính, Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và Hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác đều là những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự được quy định tại Điều 18, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/12/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Anh chị có quyền tố cáo các hành vi trên để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai: Về mặt Dân sự, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, anh chị có thể thực hiện theo một trong các trường hợp sau:
- Nếu người hàng xóm không muốn xây tường mới và có nhu cầu sở hữu bức tường cũ của anh chị thì anh chị có thể thỏa thuận về việc người hàng xóm thanh toán lại cho anh chị một khoản tiền tương ứng với giá trị bức tường đó.
- Nếu anh chị vẫn muốn phá dỡ bức tường cũ để xây nhà mới thì anh chị có quyền yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản và phải trả lại tài sản cho gia đình anh chị.
- Trong trường hợp người hàng xóm không tự nguyện trả lại tài sản cũng như không chịu thanh toán giá trị tài sản cho gia đình anh chị thì theo Điều 259, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì anh chị có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm; trả lại tài sản; xử lý hành vi chiếm giữ, sử dụng tài sản của người khác trái pháp luật.
Căn cứ Điều 33, Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, vì trường hợp của anh chị là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là bất động sản nên thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có bất động sản. Vì vậy, anh chị có quyền gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng trái phép tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp, buộc người chiếm giữ tài sản trái pháp luật phải trả lại tài sản. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh chị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?