Vi phạm hợp đồng
Thứ nhất, về việc Công ty TNHH Anh Bình không trả đủ tiền nhân công là vi phạm pháp luật lao động, vi phạm nghĩa vụ trả lương trong hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2007). Đây có thể là tranh chấp lao động tập thể, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể sẽ theo các quy định tại mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2007).
Thứ hai, về hành vi mượn xe ô tô của người khác đem lừa đảo để cầm cố, vay mượn tiền không trả của chủ doanh nghiệp thì tùy vào từng trường hợp cụ thể về tính chất của hành vi khách quan là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hay hành vi lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản, và giá trị tài sản chiếm đoạt là trên 2 triệu hay trên 4 triệu có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hoặc có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), hay chỉ là trường hợp vay, mượn tài sản đơn thuần trong dân sự nhưng chưa có khả năng trả lại tài sản. Cụ thể: khoản 1 Điều 139 – Bộ luật Hình sự năm 199 có quy đinh về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Như vậy, đối với hành vi không trả lương đúng thời hạn của chủ doanh nghiệp là vi phạm hợp đồng lao động đầu tiên sẽ sử dụng các quy định của pháp luật lao động để giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, hoặc có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Còn đối với hành vi mượn xe ô tô của người khác đem lừa đảo để cầm cố, vay mượn tiền không trả của chủ doanh nghiệp, nếu hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 139 và Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt và ngược lại nếu không đủ yếu tố cấu thành mà thỏa mãn những dấu hiệu những vi phạm của hợp đồng vay, mượn tài sản thông thường thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và bồi thường thiệt hại nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?