Cán bộ xã can thiệp vào chuyện cưới xin

Tôi và cô A yêu nhau, đã định ngày cưới. Gần đây có một cán bộ xã đã nghỉ hưu và vợ thường xuyên tác động bố mẹ tôi để không cho tôi cưới. Bố mẹ tôi đã nghe lời họ và cấm cản chuyện cưới xin của chúng tôi. Xin hỏi trường hợp này phải giải quyết như thế nào?

Khoản 2 Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi”.

Do vậy, trường hợp bố mẹ bạn nghe lời của vợ chồng cán bộ xã đã nghỉ hưu và ngăn cấm chuyện cưới xin của bạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Theo quy định tại điểm b Điều 7 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì người nào có hành vi cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trường hợp bố mẹ bạn nghe lời xúi giục của hai vợ chồng cán bộ xã đã nghỉ hưu và cản trở hôn nhân của bạn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bố mẹ bạn và hai vợ chồng cán bộ xã đã nghỉ hưu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 của Bộ luật Hình sự) và bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm (hai vợ chồng cán bộ xã đã nghỉ hưu bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là người xúi giục).

Điểm 2.1 mục 2 của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV “các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

“a) Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v... nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 BLHS.

b) Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v...

c) Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.

d) Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v...”.

Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 thì tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, dân số - lao động đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích toàn Vùng Thủ đô là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, đất xây dựng đô thị đến năm 2030 đạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 về đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 thì bình quân đạt bao nhiêu m2/người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 đặt ra mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt GRDP bình quân đầu người bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
269 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào