Hậu quả nghiêm trọng trong tội buôn bán người
Nạn nhân bị bán, bị khống chế hoặc vì một lý do nào đó không có thông tin gì về họ, không biết họ đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Trong thực tiễn xét xử, có Toà án coi đây là tình tiết tăng nặng “gây hậu quả nghiêm trọng” theo điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS (đối với tội mua bán người), cũng có Toà án không coi đó là tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”. Vấn đề này cũng chưa được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc nạn nhân bị bán và không trở về được bị coi như là mất tích, thậm chí coi như là đã chết là nghiêm trọng, do đó việc áp dụng tình tiết hậu quả nghiêm trọng thì phù hợp hơn.
Riêng đối với trường hợp trẻ em bị bán mà không trở về được, không biết đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Nếu coi đây là hậu quả nghiêm trọng thì đó là tình tiết định khung tại điểm k khoản 2 Điều 120 BLHS. Vấn đề này rất quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng hình phạt. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu để ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng Điều 119 và Điều 120 BLHS. Dự thảo của Thông tư liên tịch cũng không đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi mong rằng đây là một vướng mắc, cần có hướng dẫn để thống nhất nhận thức và áp dụng đúng đắn pháp luật giữa các Toà án nói riêng và giữa Toà án và Viện kiểm sát nói chung.
Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ xin việc có bắt buộc phải công chứng hay không?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị thu hồi trong những trường hợp nào?
- Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?
- Phòng giao dịch ngân hàng thương mại không được thực hiện những gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận đủ điều kiện thành lập phòng giao dịch được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị giải thể công ty đầu tư chứng khoán theo quy định mới nhất 2023?