Địa vị pháp lý của chấp hành viên
Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của qun hệ pháp luật thi hành án dân sự. Trong đó các quyền thi hành án dân sự của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà chấp hành viên được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình còn nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà chấp hành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả.
Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhưquan hệ háp luật hành chính. Vì vậy, ngoài pháp luật thi hành án dân sự, hành vi của chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác. Tuy nhiên, nói đến địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là chỉ nói đến các quyề và nghĩa vụ của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. các quyền và nghĩa vụ này trước hết được quy định tại Luật thi hành án 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án 2008.
Như vậy, Chấp hành viên là người tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành thể hiện vị trí của chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành dân dân sự tạo thành địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của chấp hành viên chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như đặc thù của hoạt động thi hành án, bản chất của thi hành án dân sự, vị trí, vai trò của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
Địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện rõ ràng trong hai nhóm quy định sau:
– Một là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện ở các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
– Hai là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định bao gồm: giai đoạn tự nguyện thi hành án, giai đoạn cưỡng chế thi hành án, giai đoạn kết thúc thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?