Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người ủy quyền
Để trả lời câu hỏi của bạn về quy định trách nhiệm của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, chúng tôi mặc nhiên coi việc ủy quyền của ông Tổng giám đốc Công ty là A là hợp pháp và đúng thẩm quyền.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bên trong quan hệ ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự như sau:
- Ðiều 584 - Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ trên.
- Ðiều 586 - Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
- Ngoài các nghĩa vụ trên thì Điều 146 BLDS còn quy định cụ thể về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:
+ Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
+ Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Trên đây là một số quy định của Bộ luật Dân sự về việc ủy quyền như bạn hỏi. Đối chiếu những quy định này thì thắc mắc của bạn được hiểu đúng như sau:
- Trong phạm vi ủy quyền, nếu ông B vi phạm nghĩa vụ của mình với công ty A thì ông B phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho công ty A theo quy định của pháp luật.
- Nếu gây thiệt hại cho công ty bạn thì phải chia thành hai trường hợp:
+ Nếu việc gây thiệt hại là do ông B thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công ty A.
+ Nếu việc gây thiệt hại là do ông B thực hiện công việc vượt quá phạm vi đại diện thì ông B phải tự chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho công ty bạn. Trường hợp công ty A đồng ý hoặc biết mà không phản đối việc này thì công ty A phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?