Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự được quy định như sau:
Khởi kiện là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.
Có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS. Không có hoạt động khởi kiện thì cũng không có quá trình TTDS cho các giai đoạn tiếp theo.
Theo quy định tại các điều 167, điều 168 Bộ luật TTDS năm 2004 sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo thì Tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Các hoạt động đó của tòa án được gọi là thụ lý vụ án dân sự.
Thụ lý là hành vi tố tụng của tòa án có thẩm quyền làm phát sinh một vụ án dân sự và xác định trách nhiệm giải quyết vụ án đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?