Tìm hiểu về phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu tiên của tòa án.
Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án mà pháp luật quy định không được phép hòa giải thì tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự. phiên xét xử này được gọi là phiên tòa dân sự. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử thông qua việc nghe các bên trình bày, tranh luận tại phiên tòa, kiểm tra xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, áp dụng đúng pháp luật giải quyết vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án. Theo điều 15 Bộ luật TTDS việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp kinh doanh, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Hội đồng xét xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thủ tục tố tụng bằng việc biểu quyết theo đa số.
Phiên tòa sơ thẩm là phiên xét xử lần đầu tiên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự.Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm căn cứ cho việc thi hành án.
Theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 chủ thể tham gia phiên tòa gồm có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được quy định tại điều 52 Bộ luật TTDS năm 2004, gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Việc thay thế thành viên của hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt không thể tham gia xét xử vụ án được quy định tại điều 198 Bộ luật TTDS năm 2004. Trong trường hợp có thẩm phán, hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này thay thế và được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu. Trong trường hợp không có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên hội đồng xét xử hoặc phải đổi chủ tọa mà không có thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có: nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám đinh; người phiên dịch. Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 điều 21 Bộ luật TTDS năm 2004 viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia hiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, quyền sử dụng đất nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?