Tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền khi một bên chết

Năm 2009 xã tôi có kế hoạch cấp đất giãn dân cho một số hộ gia đình. Khi đó tôi và một gia đình (có tiêu chuẩn cấp đất) ra UBND làm uỷ quyền với nội dung: Tôi thay mặt gia đình đóng lệ phí và sau này khi được cấp đất thì tôi có toàn quyền làm giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó. Đến năm 2011 thì chủ gia đình đó chết và để lại giấy uỷ quyền (viết tay) cho con gái trưởng để đòi lại mảnh đất giãn dân đó. Tôi muốn hỏi: người con gái trưởng đó đã đi lấy chồng, có quyền đại diện hợp pháp để giải quyết tranh chấp không? Và giấy tờ uỷ quyền cho tôi có hợp pháp không?

1. Về tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền.

Việc gia đình đó ủy quyền cho bạn thực hiện việc đóng tiền, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không trái với quy định của pháp luật vì khi một bên có công việc cần thực hiện thì họ đương nhiên được ủy quyền cho người khác thay mặt họ thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, do bên ủy quyền đã chết nên theo Điều 589 Bộ luật Dân sự, hợp đồng ủy quyền của bạn đã chấm dứt. Bạn không được thực hiện công việc được ủy quyền nữa. Việc đóng tiền và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do gia đình đó thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Điều 589 BLDS thì ủy quyền của người bố cho người con gái đã chấm dứt khi người bố chết.

2. Về đại diện giải quyết tranh chấp.

Nếu căn cứ vào câu hỏi của bạn thì chúng tôi không rõ tranh chấp mà bạn nói đến là tranh chấp gì? Vì ngay cả khi hợp đồng ủy quyền của bạn còn hiệu lực thì bạn chỉ có quyền thay mặt gia đình họ thực hiện việc đi nộp tiền, làm giấy chứng nhận, mà không có quyền lợi gì đối với mảnh đất đó. Khi hợp đồng ủy quyền chấm dứt thì bạn càng không còn quyền gì liên quan nữa. Hợp đồng ủy quyền của bạn còn hay hết hiệu lực thì quyền sử dụng mảnh đất vẫn thuộc gia đình họ.

Cứ cho rằng có tranh chấp xảy ra giữa bạn và gia đình họ thì việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của tất cả những thành viên được cấp đất; trường hợp một người đã chết thì những người thừa kế được thừa kế quyền và nghĩa vụ đó. Người con gái cũng có quyền tham gia giải quyết tranh chấp nhưng với tư cách là người thừa kế của bố (hoặc với tư cách là người được cấp đất nếu thuộc diện cấp đất), không phải với tư cách đại diện theo ủy quyền vì như trên đã nói: ủy quyền của người bố đã chấm dứt khi người bố chết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào