Áp dụng hai biện pháp cưỡng chế để thực hiện hai loại nghĩa vụ thi hành án
Nội dung bạn nêu chưa rõ về biện pháp cưỡng chế do cơ quan thi hành án dân sự áp dụng. Vì thế, chúng tôi trao đổi như sau:
Nếu cơ quan thi hành án đã ra quyết định cưỡng chế giao cho một mình B làm thủ tục chuyển nhượng đất tại cơ quan có thẩm quyền, thì đây là quyết định cưỡng chế không áp dụng đúng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Bởi lẽ, bản án của Toà án tuyên: Tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B. Buộc A phải hoàn tất thủ tục pháp lý và bàn giao đất cho B (vì B đã trả đủ tiền cho A), (hợp đồng mua bán đất giữa A và B mới chỉ có chữ ký của 2 bên mà chưa có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), thì đây là trường hợp có hai loại nghĩa vụ thi hành án: Buộc thực hiện công việc nhất định (buộc A phải hoàn tất thủ tục pháp lý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B) và nghĩa vụ A bàn giao đất cho B. Do đó, A không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc A phải thi hành án, chứ không ra quyết định cưỡng chế “giao cho một mình B làm thủ tục chuyển nhượng đất tại cơ quan có thẩm quyền”. Vì thi, khi B mang hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền của địa phương đề nghị chuyển nhượng thì không được chấp nhận vì lý do không có căn cứ chuyển nhượng do không có chữ ký của A vào trong hợp đồng (mặc dù A đã cung cấp đầy đủ bản án, Quyết định thi hành án, Quyết định cưỡng chế THA) là không sai.
Trong vụ việc này, Chấp hành viên cơ quan thi hành án cần áp dụng 02 biện pháp cưỡng chế thi hành án để thực hiện 02 loại nghĩa vụ thi hành án của A đối với B:
- Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 117 Luật Thi hành án dân sự để buộc A thi hành nghĩa vụ bàn giao đất cho B (vì A đã nhận đủ tiền của B): Trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án. Khi tiến hành giao đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao.
Với biện pháp cưỡng chế này hiệu quả, A sẽ được nhận quyền sử dụng đất trên thực địa và quản lý, sử dụng diện tích đất đó (có thể chưa hoàn thành thủ tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B ngày được).
- Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định quy định tại Điều 117 Luật Thi hành án dân sự để buộc A phải thi hành nghĩa vụ phải hoàn tất thủ tục pháp lý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B. Theo đó, trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, vì trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?