Sắp xếp và đánh bút lục hồ sơ thi hành án

Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ không quy định cụ thể về sắp xếp và đánh bút lục hồ sơ thi hành án. Vậy, cơ quan thi hành án dân sự có được áp dụng Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự để đánh bút lục tài liệu thi hành án không? Thông tư này cũng chưa quy định về cách sắp xếp bút lục, bút lục nào trước, bút lục nào sau? vậy thì cần sắp xếp như thế nào cho khoa học?

Tại mục 2 phần I Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự đã hướng dẫn về sắp xếp tài liệu và thứ tự đánh số bút lục của hồ sơ thi hành án. Các quy định của Thông tư này không trái với Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự của Chính phủ thì cơ quan thi hành án dân sự vẫn áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự.

Theo đó có nội dung tại Thông tư 06/2007/TT-BTP nêu trên đang có hiệu lựuc áp dụng, đó là việc sắp xếp và đánh bút lục hồ sơ thi hành án. Các tài liệu có trong hồ sơ thi hành án phải được sắp xếp cẩn thận, đánh bút lục và liệt kê đầy đủ vào bảng danh mục in trên bìa hồ sơ thi hành án. Số bút lục thi hành án được đánh vào góc phải, mặt trước của từng tờ tài liệu và phải được đánh ngay sau khi có được tài liệu của hồ sơ thi hành án. Mỗi tờ tài liệu được đánh một bút lục (riêng bản án, quyết định của Toà án chỉ đánh một bút lục). Cơ quan thi hành án thực hiện khắc dấu bút lục để sử dụng theo mẫu thống nhất tại Phụ lục III của Thông tư này. Việc quản lý và sử dụng dấu bút lục theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng dấu. Thứ tự đánh số bút lục của hồ sơ thi hành án như sau: Đối với trường hợp thi hành án chủ động, thì bút lục 01 là quyết định thi hành án, bút lục 02 là bản án, quyết định của Toà án mà cơ quan thi hành án đưa ra thi hành; các bút lục tiếp theo đánh theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự thời điểm cơ quan thi hành án có được tài liệu. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án thì bút lục 01 là quyết định thi hành án, bút lục 02 là đơn yêu cầu thi hành án, bút lục 03 là bản án, quyết định của Toà án; các tài liệu tiếp theo đánh theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự thời điểm cơ quan thi hành án có được tài liệu.

Vì thế, khi liệt kê bút lục vào bảng danh mục in trên trang 3 của bìa hồ sơ thi hành án, Chấp hành viên phải liệt kê theo thứ tự bắt đầu từ bút lục 1 cho đến bút lục cuối cùng và cũng phải sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục 1 cho đến bút lục cuối cùng. Như vậy, việc sắp xếp các tài liệu của hồ sơ thi hành án phải thể hiện sau trang 1 (trang ngoài cùng) đến trang 2 của bìa hồ sơ thi hành án là bút lục số 1 rồi đến các bút lục tiếp theo và cuối cùng đến trang 3 của bìa hồ sơ thi hành án.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
462 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào