Một mảnh đất chuyển nhượng hai lần tại hai tổ chức công chứng
Về hiệu lực của hợp đồng
Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên giao kết phải lập hợp đồng thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và theo quy định tại Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Theo thông tin bạn cung cấp, cả hai Hợp đồng chuyển nhượng trên đều đã được công chứng nhưng cả hai người nhận chuyển nhượng đều chưa làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vậy cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này đều chưa có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Về giá trị của hợp đồng
Khi bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên đã tiến hành công chứng hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật do vậy hợp đồng có chứng nhận của Công chứng viên của bạn có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Do vậy, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn được công chứng thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 699 Bộ luật Dân sự 2005 là: chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận; giao các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng. Thực tế, sau khi công chứng Hợp đồng chuyển nhượng xong bạn lại cho bên chuyển nhượng mượn lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người đó đã đi chuyển nhượng cho người khác. Hợp đồng này cũng có công chứng tại một tổ chức công chứng khác.
Thực tế hiện nay, ở một số địa bàn tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội đã có Hệ thống quản lý Hợp đồng, giao dịch công chứng, là phần mềm quản lý chung của các tổ chức công chứng giúp tra cứu thông tin về tài sản xem đã có giao dịch chưa, có thông tin ngặn chặn chưa… Tuy nhiên, vẫn không thể tránh được hoàn toàn tình trạng chuyển nhượng hai lần như bạn nêu, đặc biệt là ở những tỉnh, thành phố chưa có mạng lưới thông tin chung của các tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự có thể bị tuyên vô hiệu do bị lừa dối (là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó). Trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng thứ hai giữa người chủ sử dụng đất và người khác có dấu hiệu lừa dối do đó có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Ngoài ra, hành vi của người chủ cũ còn có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật do đó còn có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bạn có thể gửi đơn tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội của người chủ cũ đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?