Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
1. Tội phạm
Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Bộ Luật Hình sự năm 2009 quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. (Điều 8).
2. Hành vi bị coi là tội phạm và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
- Hành vi của một người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà gây nguy hiểm cho xã hội (dù là vô ý hoặc cố ý), xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân sẽ bị coi là tội phạm.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)
(Điều 12 Bộ Luật hình sự).
3. Hành vi của em bạn:
Em bạn tuy không trực tiếp tham gia đánh (chỉ đứng bên đường xem), không mang theo hung khí, nhưng có thể vẫn bị xem xét xử lý hình sự về tội:
(i) Tội “Giết người” hoặc tội “Cố ý gây thương tích” có yếu tố đồng phạm nếu thỏa mãn các yếu tố sau:
- Có căn cứ cho thấy em bạn cùng họp bàn (về việc đi đánh nhau) nghĩa là có sự cấu kết chặt chẽ với các thành viên trong nhóm bạn;
- Tham gia với vai trò giúp sức về tinh thần (đi cùng để gây thanh thế hoặc để động viên tạo điều kiện tinh thần cho những người khác trong nhóm thực hiện tội phạm).
(ii) Tội che giấu tội phạm:
Nếu em bạn có hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trợ việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm
(iii) Tội không tố giác tội phạm:
Khi biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm (Điều 313).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?