Bồi thường thiệt hại cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động năm 1994, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường thiệt hại cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khoản tiền bồi thường được xác định tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) (Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP).
Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì hai bên sẽ thoả thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc nhận tiền bồi thường thiệt hại cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có) của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?