Chứng thực di chúc khi di sản là tài sản chung của vợ chồng mà một người đã chết trước đó

Tháng 7 năm 2006, do tuổi đã cao nên ông Nguyễn Văn A muốn đến Uỷ ban nhân dân xã để lập di chúc để lại ngôi nhà với diện tích 50 m2 được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 100m2 cho ba người con là anh Nguyễn Văn B, chị Nguyễn Thị C và anh Nguyễn Văn D. Ngôi nhà và mảnh đất này là tài sản chung của ông A và bà T đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nhưng cách đây 3 năm, bà T đã chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của bà T cũng đã qua đời trước bà khá lâu. Uỷ ban nhân dân xã cần giải quyết yêu cầu của ông A như thế nào?

Đây là trường hợp yêu cầu chứng thực di chúc, vấn đề pháp lý cần quan tâm trong tình huống này là tài sản người lập di chúc muốn phân chia thừa kế là một phần tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng mà người vợ đã chết trước đó nhưng không để lại di chúc (Tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (bất động sản)).
Để giải quyết tình huống trên đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và thủ tục, trình tự chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT.
Theo giả thiết do tình huống đưa ra thì quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà là tài sản chung của vợ chồng ông A và bà T. Do khi chết, bà T không để lại di chúc nên theo quy định của pháp luật về dân sự thì việc thừa kế di sản do bà T để lại (là 1/2 giá trị trong khối tài sản chung của vợ chồng) sẽ được áp dụng theo hình thức thừa kế theo pháp luật.
Tại Điều 676 của Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật có quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và những người thừa kế cùng hàng này được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp này, do bố, mẹ của bà T đã chết nên những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bà T là chồng và 3 người con của bà; mỗi người sẽ được hưởng 1/4 phần di sản do bà T để lại tương ứng với 1/8 giá trị tài sản chung là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của ông, bà. Như vậy sau khi bà T chết, ông A có quyền sở hữu 5/8 khối tài sản đó và ông có quyền lập di chúc để định đoạt đối với phần tài sản này. Tuy nhiên trước khi lập di chúc, ông và các con cần thực hiện thủ tục phân chia tài sản thừa kế đối với phần di sản do bà T để lại.
Thẩm quyền, trình tự và thủ tục thực hiện chứng thực phân chia tài sản thừa kế, chứng thực di chúc 
Theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT, trong trường hợp ông A yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thực hiện việc chứng thực di chúc của mình thì cán bộ tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp nhận yêu cầu và thực hiện các việc sau:
- Hướng dẫn ông A và các con thực hiện thủ tục phân chia tài sản thừa kế đối với tài sản thừa kế của bà T để lại, cụ thể như sau:
+ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực; nếu hợp lệ thì ghi vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Kiểm tra để khẳng định bà T là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với di sản và ông A cùng các con B, C, D đúng là những người thừa kế;
+ Niêm yết nội dung phân chia tài sản thừa kế tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 30 ngày;
+ Xem xét nội dung văn bản phân chia tài sản thừa kế đã được soạn thảo sẵn hoặc soạn thảo văn bản phân chia thừa kế theo yêu cầu của những người thừa kế;
+ Đọc lại nội dung văn bản phân chia tài sản thừa kế cho những người thừa kế nghe hoặc yêu cầu họ tự đọc lại hợp đồng;
+ Đề nghị những người thừa kế ký vào hợp đồng trước mặt mình;
+ Trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã ký chứng thực.
- Sau khi đã hoàn thành thủ tục phân chia tài sản thừa kế, cán bộ tư pháp - hộ tịch hướng dẫn ông A lập di chúc, cụ thể như sau:
+ Xác định về trạng thái tinh thần của ông A, nếu nghi ngờ ông A không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép thì từ chối chứng thực;
+ Yêu cầu ông A tuyên bố nội dung di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc đó;
+ Đọc lại nội dung di chúc cho ông A nghe, nếu ông đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc thì đề nghị ông ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt mình;
+ Ghi lời chứng và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký chứng thực di chúc đó.

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật thì có được thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần người làm chứng khi lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết chữ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lập di chúc? Lập di chúc bằng cách đánh máy có cần người làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc ở văn phòng luật sư có hợp pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
250 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào