Chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế QSDĐ khi có duy nhất một người thừa kế theo pháp luật

Chị Thảo, cư trú tại xã X là con gái duy nhất của ông Hiếu, cư trú tại thị trấn Y trong cùng huyện. Ông Hiếu có một thửa đất đã xây nhà mà ông đứng tên là chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, do tuổi cao sức yếu, lại sống đơn thân nên ông Hiếu đã đồng ý dọn về sống cùng vợ chồng chị Thảo tại xã X. Ngôi nhà của ông tại thị trấn Y được cho thuê. Tháng 5 năm 2006 ông Hiếu qua đời, không để lại di chúc. Sau khi hoàn tất việc lo lắng tang ma cho cha, tháng 8 năm 2006 chị Thảo đến Uỷ ban nhân dân thị trấn Y, nơi có đất và nhà của cha mình để xin chứng nhận việc nhận di sản thừa kế mà cha mình để lại. Được biết là ông bà nội và mẹ của chị Thảo đều đã mất từ trước năm 2000. Uỷ ban nhân dân thị trấn Y cần giải quyết yêu cầu của chị Thảo như thế nào?

Đây là tình huống giải quyết việc chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế. Để có thể giải quyết đúng đắn việc chứng thực, cần nhận định chính xác bản chất quan hệ thừa kế trong vụ việc, cụ thể là:
Di sản thừa kế mà ông Hiếu để lại là bất động sản. Khi chết, ông Hiếu không để lại di chúc, do đó, việc chia di sản thừa kế mà ông Hiếu để lại sẽ được giải quyết theo pháp luật. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Hiếu gồm: vợ, con, cha đẻ, mẹ đẻ, Trong số này hiện chỉ còn duy nhất một người là chị Thảo. Như vậy, đây là trường hợp nhận tài sản thừa kế là bất động sản mà người được nhận thừa kế (chị Thảo) là người duy nhất được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Về thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 53 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật của người để lại di sản có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản. Theo điểm 2.2 khoản 2 Mục I của Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT thì trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân nơi có nhà, đất mà ông Hiếu để lại thì cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế của chị Thảo.
Về thủ tục
Cán bộ tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị chị Thảo nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm có các loại giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu chứng thực (ghi theo mẫu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã);
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của chị Thảo;
- Bản sao Giấy chứng tử của ông Hiếu, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa chị Thảo và ông Hiếu;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hiếu đối với thửa đất để lại khi chết;
- Văn bản nhận tài sản thừa kế (trong trường hợp chị Thảo tự soạn thảo sẵn).
(Đối với các giấy tờ đã nộp bản sao nêu trên, cán bộ tư pháp - hộ tịch phải yêu cầu chị Thảo xuất trình bản chính để đối chiếu).
Về trình tự thực hiện chứng thực
Sau khi nhận hồ sơ cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, và thực hiện các việc sau:
- Xác định năng lực hành vi dân sự của chị Thảo;
- Kiểm tra để khẳng định ông Hiếu đúng là người có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và chị Thảo là người được hưởng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ông Hiếu để lại;
- Niêm yết nội dung nhận tài sản thừa kế tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 30 ngày;
- Sau thời hạn niêm yết nêu trên, nếu xét thấy không có khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế thì tiến hành xem xét nội dung của văn bản nhận tài sản thừa kế đã được soạn thảo sẵn; trong trường hợp nội dung văn bản được soạn thảo sẵn vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc soạn thảo không đạt yêu cầu thì phải sửa đổi, bổ sung;
- Đọc lại văn bản nhận tài sản thừa kế cho chị Thảo nghe hoặc yêu cầu chị tự đọc lại văn bản trong trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung;
- Yêu cầu chị Thảo ký tắt vào từng trang của văn bản, trừ trang cuối phải ký đầy đủ;
- Ghi lời chứng và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn ký chứng thực.

Thừa kế theo pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế theo pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Người thừa kế theo pháp luật nào được quyền thừa kế nhiều di sản hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Anh chị em nuôi thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Con dâu có được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con?
Hỏi đáp pháp luật
Con có được hưởng thừa kế khi không có tên trong hộ khẩu không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải con trai được hưởng thừa kế theo pháp luật nhiều hơn con gái?
Hỏi đáp pháp luật
Có di chúc nhưng vẫn chia thừa kế theo pháp luật có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Con gái có được hưởng di sản bằng con trai không khi chia theo pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng của con nuôi có được nhận thừa kế khi ba mẹ vợ chết nhưng không để lại di chúc?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng thừa kế khi đã tách hộ khẩu? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế theo pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế theo pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế theo pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào