Công nhận việc thay đổi họ theo phong tục dân tộc
Về yêu cầu đổi họ của anh Mạc sang họ của cha vợ
Phong tục cưới rể và đổi họ cho con rể theo họ của cha vợ là một phong tục khá phổ biến, hiện vẫn được duy trì trong đời sống của một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, việc đổi họ cho con rể theo họ của cha vợ không được pháp luật công nhận. Anh Mạc là người đã được xác định theo họ Thân theo nguồn gốc huyết thống của anh, và họ tên đầy đủ Thân Văn Mạc của anh được sử dụng trên các giấy tờ nhân thân (Giấy chứng minh nhân dân...) một cách ổn định. Do đó, căn cứ quy định về quyền thay đổi họ, tên tại Điều 27 Bộ luật Dân sự thì Uỷ ban nhân dân xã có quyền từ chối yêu cầu của anh Mạc về việc thay đổi họ từ họ Thân sang họ Lương, bởi yêu cầu thay đổi họ của anh Mạc không thuộc 1 trong 7 trường hợp được phép thay đổi họ, tên mà Điều 27 Bộ luật Dân sự đã quy định.
Về quy trình giải quyết
Với tình huống nói trên, anh Mạc và chị Tào nêu ra 3 yêu cầu về đăng ký hộ tịch, bao gồm:
- Yêu cầu giải quyết việc đăng ký kết hôn cho anh Mạc và chị Tào;
- Yêu cầu giải quyết việc thay đổi họ cho anh Mạc theo họ cha vợ;
- Yêu cầu giải quyết đăng ký khai sinh cho con chung của anh Mạc, chị Tào và xác định họ cho con chung theo họ Lương (họ nhà vợ).
Trong 3 yêu cầu nói trên, yêu cầu về việc thay đổi họ cho anh Mạc bị từ chối. Do đó, quy trình giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch của anh Mạc và chị Tào sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Thụ lý giải quyết việc đăng ký kết hôn cho anh Mạc và chị Tào. Vì anh Mạc và chị Tào đều là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại xã miền núi nên Uỷ ban nhân dân xã cần áp dụng quy định về đăng ký kết hôn tại Điều 8 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số để giải quyết. Đây là thủ tục đăng ký kết hôn có nhiều điểm ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số:
- Về thủ tục, chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
- Việc đăng ký kết hôn có thể giải quyết ngay trong ngày, sau khi Uỷ ban nhân dân xã nhận được Tờ khai và xét thấy các bên đã đủ điều kiện kết hôn;
- Miễn lệ phí đăng ký kết hôn.
Bước 2: Sau khi việc đăng ký kết hôn cho anh Mạc, chị Tào hoàn thành, Uỷ ban nhân dân xã tiếp tục thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con chung của anh Mạc, chị Tào theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.
Về việc xác định họ cho con chung của anh Mạc và chị Tào theo họ mẹ khi đăng ký khai sinh
Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình ghi nhận nguyên tắc: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”, do đó, trong việc xác định họ cho con chung của anh Mạc và chị Tào khi đăng ký khai sinh cho con, nếu vợ chồng anh Mạc chị Tào thống nhất về việc xác định họ cho con chung theo họ Lương của mẹ thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm tôn trọng thoả thuận của đương sự, thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con chung của họ theo họ Lương của chị Tào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?