Bầu Trưởng thôn
Đây là tình huống vừa liên quan đến nội dung quyền được bàn và quyết định trực tiếp của người dân trong thôn; vừa liên quan đến vấn đề tự quản ở cộng đồng - đều được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Các chủ thể có liên quan trong xử lý tình huống là: Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
Để xử lý vụ việc này đúng pháp luật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần nắm vững các vấn đề sau:
Thứ nhất, việc bầu Trưởng thôn thuộc quyền hạn của người dân trong thôn
Điều 13 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định:Trưởng thôn do nhân dân trong thôn bầu.
Điều 14 quy định: Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử trị đại diện cho các hộ gia đình của thôn thông qua.
Thứ hai, để việc xác lập chức danh Trưởng thôn, yêu cầu phải có sự công nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
Khoản 2Điều 15 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định: kết quả bầu trưởng thôn phải được UBND xã phê duyệt.
Ngoài ra, trình tự bầu Trưởng thôn được quy định cụ thể tại Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 1 7 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ Điều 6 đến Điều 9 của Nghị quyết 09/2008/NQLT – CP – UBTWMTTQVN).
Đối với trong trường hợp bầu Trưởng thôn tại thôn Duệ, có thể xử lý như sau:
- Thứ nhất, Tổ bầu cử và Ban công tác Mặt trận tại thôn không thể nghe theo sức ép của một nhóm dân cư dòng họ Nguyễn mà bổ sung ngay tên ông Mạc vào danh sách bầu cử trong buổi bầu cử hôm đó, bởi thông thường, để đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí nhân dân và sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở, danh sách đề cử Trưởng thôn phải được lập từ cấp cơ sở (do Trưởng thôn phối hợp với Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong thôn thống nhất) và sau đó phải có ý kiến nhất trí của chính quyền cơ sở. Nhưng mặt khác, để đảm bảo dân chủ, Trưởng thôn và Trưởng Ban công tác Mặt trận tham gia chỉ đạo buổi bầu cử hôm đó phải lập biên bản ghi nhận chính thức kiến nghị của dòng họ Nguyễn để xem xét, thảo luận lại với các tổ chức chính trị trong thôn và gửi lên chính quyền xã cho ý kiến.
- Thứ hai, nếu vì sự gây rối của nhóm thanh niên họ Nguyễn mà cuộc bầu cử không thể tiến hành, Ban công tác Mặt trận cần lập biên bản về sự việc đó và cho hoãn cuộc họp thôn, chuyển sang buổi khác. Nếu hành vi ngăn cản, gây rối của nhóm thanh niên dòng họ Nguyễn là nghiêm trọng, có thể mời Công an xã hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã can thiệp và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.
- Nếu việc tổ chức bầu Trưởng thôn tiến hành đến lần thứ hai vẫn không thành (ví dụ: số người tham dự không đủ do bị khống chế) thì giải quyết như sau:
+ Trong trường hợp đã có Trưởng thôn của nhiệm kỳ cũ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ định tạm thời Trưởng thôn cũ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 6 tháng. Trong khoảng thời gian đó, giao trách nhiệm cho Ban công tác Mặt trận xã, thôn vận động nhân dân, lựa chọn ứng cử viên và chuẩn bị cho đợt bầu Trưởng thôn mới;
+ Trường hợp bầu Trưởng thôn lần đầu tiên (chưa từng có Trưởng thôn nào trước đó), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thể chỉ định một ứng cử viên trong danh sách đề cử làm Trưởng thôn lâm thời, trong khoảng thời gian do chính quyền xã ấn định (ví dụ: 6 tháng), một mặt giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn, Ban công tác Mặt trận thôn phối hợp các đoàn thể trong thôn tranh thủ tổ chức hiệp thương cho đợt bầu cử Trưởng thôn chính thức sau đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?