Thẩm quyền của UBND xã trong việc xử lý cơ sở sản xuất sử dụng LĐTE làm những việc bị PLLĐ cấm
Đây là tình huống vi phạm pháp luật lao động, vi phạm pháp luật về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thường xảy ra ở nhiều địa phương. Để giải quyết tình huống trên đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền của UBND xã trong việc xử lý vi phạm được quy định trong Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Cơ sở sản xuất đồ gỗ của ông Trần Công S có hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những việc bị pháp luật lao động cấm không?
- Điều 121 Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006) quy định: “... Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động cũng quy định: “Giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần”.
- Ông Trần Công S đã có hành vi sử dụng lao động trẻ em (15 tuổi) vào việc xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, cưa vòng, với thời gian làm việc của các cháu là 8h/ngày. Đối chiếu hành vi của ông Trần Công S với các quy định nêu trên, ông S đã vi phạm quy định của pháp luật lao động.
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những việc bị pháp luật lao động cấm
- Theo khoản 2 Điều 181, Điều 185, khoản 4 Điều 187 Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006), UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình... Thanh tra nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương thực hiện thanh tra nhà nước về lao động. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền: quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Theo khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.
- Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giờ làm việc của người lao động chưa thành niên. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Như vậy, tổng hợp mức phạt đối với ông Trần Công S có thể từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì thẩm quyền xử lý vi phạm trong vụ việc này thuộc Chủ tịch UBND huyện Y. Theo khoản 2 Điều 181, Điều 185 Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006), khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, thì UBND xã X có trách nhiệm: kiểm tra, lập biên bản về hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những việc bị pháp luật lao động nghiêm cấm; ra quyết định tạm đình chỉ đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ của ông Trần Công S.
Các bước mà Chủ tịch UBND xã X cần tiến hành trong thẩm quyền của mình
- Lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Trần Công S về hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những việc bị pháp luật lao động nghiêm cấm;
- Ra quyết định tạm đình chỉ đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ của ông Trần Công S;
- Báo cáo và chuyển giao ngay toàn bộ hồ sơ vụ việc với UBND huyện Y, để Chủ tịch UBND huyện Y tiếp tục xử lý vụ việc theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?