Giải quyết quyền lợi của người phát hiện tài sản bị chôn giấu
Ông Thiện là người phát hiện ra chiếc lư đồng cổ bị chôn giấu trong khuôn viên đất của nhà mình nhưng không muốn giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp này cần xem xét các vấn đề sau: chế độ pháp lý đối với tài sản mà gia đình ông Thiện đào được; trách nhiệm của UBND xã khi Trưởng thôn báo tin; xác lập quyền sở hữu đối với chiếc lư đồng cổ và quyền lợi của ông Thiện khi phát hiện được chiếc lư đồng cổ đó.
Điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu và Điều 240 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. Đồng thời, cần vận dụng các quy định của Luật Di sản văn hoá năm 2001 và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.
- Chế độ pháp lý đối với tài sản mà gia đình ông Thiện đào được:
Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
Căn cứ quy định trên, ông Thiện có trách nhiệm thông báo kịp thời và giao nộp chiếc lư đồng cổ cho UBND xã hoặc Công an xã.
Trong thời gian kể từ thời điểm phát hiện chiếc lư đồng cổ đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ông Thiện có trách nhiệm bảo quản chiếc lư đồng cổ đó.
- Về trách nhiệm của UBND xã khi biết tin ông Thiện phát hiện ra chiếc lư đồng cổ
Theo Điều 51 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, UBND xã có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận khai báo về chiếc lư đồng cổ để chuyển lên cơ quan cấp trên;
+ Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết chiếc lư đồng cổ khi ông Thiện giao nộp;
+ Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của chiếc lư đồng cổ đó.
Để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, UBND xã cần cử cán bộ trực tiếp xuống gặp ông Thiện để giải thích, vận động ông Thiện tự nguyện giao nộp chiếc lư đồng để chuyển cho cơ quan văn hóa thẩm định. Việc giao nộp cần được lập thành biên bản. Nội dung của biên bản cần ghi rõ họ, tên và địa chỉ của ông Thiện; họ, tên và chức vụ của người nhận; thời gian, địa điểm ông Thiện tìm thấy chiếc lư đồng; đặc điểm, tình trạng của chiếc lư đồng khi được ông Thiện giao nộp.
- Việc xác lập quyền sở hữu đối với chiếc lư đồng cổ và quyền lợi của ông Thiện
Khi đã được cơ quan văn hoá thẩm định, theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Dân sự năm 2005, chiếc lư đồng là cổ vật nên thuộc sở hữu của Nhà nước. Ông Thiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Mức tiền thưởng được quy định cụ thể tại Điều 53 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?