Điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi
Trong trường hợp này, với yêu cầu của bà Hoài, cán bộ tư pháp hộ tịch xã, nơi chị em cháu Von đang cư trú cần xem xét các vấn đề về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi; việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa bà Hoài và chị em cháu Von có đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định hay không? Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp này cần những giấy tờ gì?
- Về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
Để giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi theo yêu cầu của bà Hoài sẽ áp dụng Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch (dưới đây viết là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Do đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì UBND xã, nơi bà Hoài cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký nuôi con nuôi giữa bà Hoài và chị em cháu Von.
Như vậy, UBND xã, nơi chị em cháu Von đang cư trú không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký nuôi con nuôi của bà Hoài. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý hộ tịch, cán bộ tư pháp hộ tịch cần giải thích cho bà Hoài về điều kiện xác lập quan hệ nuôi con nuôi và hướng dẫn thủ tục giải quyết.
Để xem xét bà Hoài có thể nhận chị em cháu Von làm con nuôi hay không cần quan tâm xem xét các điều kiện sau:
- Điều kiện về độ tuổi: Theo quy định chung về độ tuổi của con nuôi và người nhận nuôi con nuôi, thì con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống, và người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Trong trường hợp này độ tuổi của bà Hoài và chị em cháu Von đáp ứng điều kiện về chênh lệch tuổi giữa mẹ nuôi và con nuôi. Tuy nhiên trong trường hợp này, chỉ có em trai cháu Von là dưới 15 tuổi, còn cháu Von đã 17 tuổi nhưng cháu Von hiện là người tàn tật (bị gãy tay), còn bà Hoài lại là người sống cô đơn, do đó, căn cứ quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì việc bà Hoài nhận chị em cháu Von làm con nuôi đáp ứng điều kiện về độ tuổi và chênh lệch tuổi giữa mẹ nuôi và con nuôi.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Do đó, việc bà Hoài nhận cùng lúc hai chị em cháu Von làm con nuôi là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Sự đồng ý của người giám hộ chị em cháu Von: cha mẹ của chị em cháu Von đều đã mất, nhưng cháu Von và em trai còn chị gái đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì người chị gái sẽ là người giám hộ của cháu Von và em trai. Do đó, bà Hoài chỉ có thể nhận chị em cháu Von làm con nuôi khi có sự đồng ý của người chị cả.
Bên cạnh đó, cháu Von và em trai út đều đã trên 9 tuổi nên việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của chính bản thân hai chị em cháu Von.
- Về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi
Để UBND xã M có cơ sở xem xét việc đăng ký nuôi con nuôi theo nguyện vọng, bà Hoài cần làm hồ sơ có đủ các giấy tờ sau:
- Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi theo mẫu quy định. Giấy thoả thuận phải có đủ chữ ký của bà Hoài và người chị cả của cháu Von; đồng thời phải có ý kiến của cháu Von và em trai mình về việc đồng ý làm con nuôi của bà Hoài;
- Bản sao Giấy khai sinh của chị em cháu Von.
Ngoài các giấy tờ nói trên, bà Hoài có thể phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?