Xử phạt hành chính hay truy cứu TNHS đối với hành vi hành hạ thành viên trong gia đình

Ông Khần, cư trú tại thị trấn Q là người nát rượu. Khi uống rượu say thường đánh mắng vợ con, ông đã từng bị chính quyền nhắc nhở, giáo dục vài lần. Người vợ trước không chịu nổi lối sống vũ phu của ông Khần nên đã ly hôn và mang con đi nơi khác sinh sống. Năm 2005, ông Khần kết hôn với cô Dịu, là người goá chồng và đã có con riêng. Sau một thời gian chung sống với mẹ con cô Dịu, ông Khần lại quen thói cũ, thường hay mắng chửi con riêng của cô Dịu. Tháng 01/2006 ông Khần bị UBND xã xử phạt hành chính do có hành vi hành hạ con riêng của vợ. Đến tháng 7/2006, do cô Dịu bênh con nên ông Khần đánh cô Dịu, trói cô ngoài vườn, buộc cô phải xin lỗi thì mới tha. Biết được sự việc, UBND xã đã kịp thời đến can thiệp và xử lý hành vi vi phạm của ông Khần. Vì cho rằng, đối tượng bị hành hạ lần này là người khác nên UBND xã quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi của ông Khần. Việc xử phạt của UBND xã như vậy là đúng hay sai?

Trong tình huống nói trên, hành vi vi phạm pháp luật của ông Khần có tính hệ thống, đã xảy ra nhiều lần, trong thời gian dài và xâm phạm đến những đối tượng khác nhau. Với tính chất vi phạm và đặc điểm nhân thân như vậy, việc xử lý nghiêm khắc đối với hành vi của ông Khần nhằm trừng trị đúng mức, tương xứng với tính chất vi phạm là cần thiết.

Để xác định nên áp dụng việc xử lý hành chính hay xử lý hình sự với hành vi của ông Khần cần căn cứ vào quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với thành viên gia đình mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;

b) Ép buộc thành viên gia đình thực hiện hành vi trái pháp luật;

c) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ;

d) Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ;

đ) Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó;

e) Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị.

Về tính chất vi phạm của ông Khần

Cần xác định hành vi vi phạm của ông Khần trong hai lần đối với vợ và con riêng của vợ là khác nhau, nhưng đều là thành viên trong gia đình. Theo hướng dẫn tại điểm 7.3 tiết 7 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999, thì thành viên trong gia đình là ông bà (nội, ngoại), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế), vợ chồng, con cái (con trong giá thú, con ngoài giá thú, con nuôi, con dâu, con rể, con riêng), cháu (nội, ngoại), người có công nuôi dưỡng (anh, chị , em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng). Do vậy, UBND xã cần xác định, hành vi hành hạ của ông Khần đối với vợ và con riêng của vợ thực chất đều xâm hại đến cùng một đối tượng là thành viên trong gia đình.

Tháng 01/2006, ông Khần có hành vi hành hạ con riêng của vợ, đến tháng 7/2006, ông Khần tiếp tục có hành vi hành hạ đối với vợ nên hành vi vi phạm hành chính trước đó chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính (chưa đủ một năm tính từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt).

Với phân tích trên có thể khẳng định, hành vi của ông Khần đã đủ dấu hiệu cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 1999. Do đó, việc UBND xã tiếp tục xử lý vi phạm hành chính đối với ông Khần là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, UBND xã phải huỷ quyết định xử phạt hành chính và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của ông Khần.

Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Cha mẹ sẽ bị xử phạt thế nào nếu bỏ rơi con?
Hỏi đáp pháp luật
Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Cha/mẹ bỏ rơi con có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi bỏ rơi con đẻ của mình
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi bỏ rơi con có bị pháp luật trừng trị không?
Hỏi đáp pháp luật
Chung sống với chồng người khác sẽ bị phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Ngoại tình thì bị phạt tù mấy năm?
Hỏi đáp pháp luật
Bị đánh thâm tím có thể tố cáo chồng đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng đánh vợ có phải đi tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Thư Viện Pháp Luật
376 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào