Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài áp dụng đối với khu vực biên giới
Trong tình huống nói trên, do anh Phàng là công dân Việt Nam và cô Chiêu là công dân Trung Quốc nhưng đều cư trú ở hai xã biên giới nên theo Điều 65 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết là Nghị định số 68/2002/NĐ- CP), thì việc đăng ký kết hôn giữa anh Phàng và cô Chiêu sẽ được giải quyết theo thủ tục đăng ký kết hôn áp dụng riêng đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, căn cứ quy định từ Điều 66 đến Điều 69 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, cụ thể là:
- Về thẩm quyền đăng ký kết hôn
Theo Điều 66 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, nếu anh Phàng và cô Chiêu lựa chọn việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam thì trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND cấp xã, nơi anh Phàng thường trú.
- Về thủ tục đăng ký kết hôn
Hai bên nam, nữ xin đăng ký kết hôn phải nộp các giấy tờ sau:
+ Công dân Việt Nam phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
+ Công dân của nước láng giềng phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Đồng thời khi nộp hồ sơ, các đương sự phải xuất trình giấy tờ sau đây:
+ Công dân Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra.
+ Công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra.
- Những ưu tiên trong thủ tục đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới
Để phù hợp với đặc thù chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới nên việc giải quyết đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới được hưởng nhiều ưu tiên về mặt thủ tục so với việc giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuần tuý khác, cụ thể là:
+ Thứ nhất, giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước láng giềng cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước đó để sử dụng tại Việt Nam vào việc kết hôn ở khu vực biên giới được miễn hợp pháp hoá lãnh sự;
+ Thứ hai, các giấy tờ nói trên nếu lập bằng ngôn ngữ của nước láng giềng chỉ cần dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung, không cần công chứng bản dịch;
+ Thứ ba, mức thu lệ phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới được áp dụng như mức thu lệ phí đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?