Khi người cha trốn tránh trách nhiệm với con của mình

Năm 1995, chị Hà Thị Đào, sinh năm 1971, làm công nhân nhà máy đường, quen biết anh Lê Văn Dương, sinh năm 1970, kế toán của một công ty. Hai người thường xuyên về nhà anh Dương chung sống như vợ chồng. Năm 1996, chị Đào có thai. Khi biết chuyện, anh Dương tìm cách lảng tránh. Một thời gian ngắn sau anh Dương cưới vợ. Khi chị Đào sinh con, anh Dương không đến thăm mà chỉ nhờ em gái mang tiền đến và thanh toán viện phí cho chị Đào. Vì muốn bảo vệ quyền lợi cho con, chị Đào đề nghị anh Dương cùng ra UBND xã làm khai sinh cho con nhưng anh Dương không đồng ý vì cho rằng đó không phải là con của mình. Biết không thể thuyết phục anh Dương, chị Đào gặp cán bộ tư pháp xã đề nghị tư vấn thủ tục xác nhận cha cho con. Vậy, cán bộ tư pháp xã tư vấn cho chị Đào như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 32, 33, 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.

Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con.

Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào