Ông bà nội hay ông bà ngoại có quyền giám hộ cho cháu mồ côi
Trong vụ việc này, để xác định ai là người có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Vinh cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giám hộ là việc cá nhân, tổ chức có tư cách làm người giám hộ thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, với trường hợp của cháu Vinh là trẻ chưa thành niên thì chỉ người được công nhận tư cách giám hộ mới có quyền nuôi cháu.
Vì cha mẹ của cháu Vinh đều đã chết, cháu Vinh không có anh em ruột đủ điều kiện làm người giám hộ nên theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người có thể làm giám hộ cho cháu Vinh bao gồm ông bà nội và ông bà ngoại. Pháp luật công nhận cơ hội và quyền bình đẳng của ông bà hai bên nội ngoại trong việc thực hiện giám hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông bà. Trong trường hợp này thì người giám hộ cho cháu Vinh có thể là ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
Xuất phát từ sự tôn trọng quyền bình đẳng của vợ chồng nên để giải quyết việc xác định quyền giám hộ đối với cháu mồ côi trong trường hợp nêu trên, khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, trong trường hợp cháu cần được giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám hộ thì những người này thoả thuận cử một bên làm người giám hộ. Pháp luật đề cao sự thoả thuận tự nguyện của đương sự trong việc xác định quyền giám hộ cho trẻ mồ côi. Do đó, trong trường hợp này, cán bộ tư pháp - hộ tịch cần tổ chức việc hoà giải để các bên tự thoả thuận với nhau, căn cứ vào vào khả năng, điều kiện của người giám hộ, vào tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ... để quyết định xem ai là người thực hiện tốt nhất nghĩa vụ giám hộ cho cháu.
Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được về người giám hộ cho cháu Vinh thì đây là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, do đó, căn cứ vào quy định tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự, cán bộ tư pháp - hộ tịch hướng dẫn các bên đương sự làm đơn gửi đến Toà án cấp huyện để đề nghị Toà án giải quyết theo thủ tục tư pháp. Toà án sẽ căn cứ vào thực tế vụ việc, điều kiện làm giám hộ của các bên, quan hệ tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ, khả năng bảo đảm việc phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần để quyết định giao cháu bé cho ai làm giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?