Thủ tục để được hưởng trợ cấp bổ sung đối với thương binh bị nhiễm chất độc hoá học
Trước hết, phải xác định anh An có thuộc diện “người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học” không?
Theo khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, điều kiện để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.
Năm 1973, anh An đã tham gia chiến đấu tại nơi quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; kết quả khám bệnh tại cơ sở y tế có thẩm quyền cho thấy anh bị nhiễm chất độc hoá học và hậu quả là anh không có con sau khi lập gia đình một thời gian dài; ngoài ra anh còn bị suy giảm khả năng lao động. Như vậy, anh An có đủ điều kiện để được đưa vào diện người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và được hưởng các trợ cấp ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Các chế độ trợ cấp anh An có thể được hưởng
Hiện tại, anh An đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động được đánh giá trước đây và các chế độ khác như bảo hiểm y tế, điều dưỡng,… dành cho thương binh. Tuy nhiên, khi được xác định là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, anh An có thể được hưởng thêm trợ cấp dành cho đối tượng này theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và Thông tư số 33/2005/TT-BLĐTBXH, cụ thể là, ngoài những chế độ ưu đãi và trợ cấp 684.000 đồng/tháng cho thương binh mất sức lao động 60% như hiện nay, anh Nguyễn Văn An còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là 374.000 đồng/01 tháng.
- Về thủ tục
Anh An cần nộp các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị được hưởng chế độ trợ cấp dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Giấy chứng nhận đã tham gia chiến đấu tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học;
+ Hồ sơ thương binh hiện có;
+ Kết luận của bệnh viện tỉnh về việc anh An bị nhiễm chất độc hoá học.
- Về trình tự giải quyết
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ của anh An, UBND xã xem xét hồ sơ và hoàn cảnh thực tế để xác nhận thời gian hoạt động kháng chiến, tình trạng bệnh tật và khả năng lao động của anh An trên cơ sở ý kiến của trưởng thôn (bản, tổ trưởng tổ dân phố); sau đó, gửi hồ sơ lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện;
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ thì hoàn tất thủ tục, trình UBND huyện ký công văn kèm theo hồ sơ gửi UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, rà soát, lập danh sách; sau đó thống nhất với Sở Tài chính, trình UBND tỉnh quyết định, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí chi trả. Kết quả được thông báo và chuyển về cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện trả trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?