Trợ cấp cho gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
UBND xã cần xem xét các điều kiện để anh Phạm, chị Hoa được nhận nuôi cháu bé như: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn trẻ em được nhận nuôi dưỡng từ hai mươi tuổi trở lên; có tư cách đạo đức tốt; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; không mắc các tệ nạn xã hội; có thu nhập thường xuyên; có chỗ ở ổn định; không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích theo quy định của pháp luật; tự nguyện nhận nuôi; phải đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được đi học, chăm sóc sức khoẻ, đối xử bình đẳng và phải thực hiện việc giám hộ cho trẻ em theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc ngược đãi, bắt trẻ em lao động quá sức.
Để hướng dẫn các thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí cho anh Phạm, chị Hoa do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, UBND xã căn cứ vào các quy định của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/6/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg.
Về thủ tục
Gia đình anh Phạm, chị Hoa phải chuẩn bị 03 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị trợ giúp kinh phí nuôi dưỡng trẻ em mồ côi gửi UBND xã nơi gia đình anh Phạm, chị Hoa cư trú xem xét;
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của người giám hộ cháu Hồng (bà của cháu Hồng);
- Bản sao giấy khai sinh của cháu Hồng;
Về trình tự giải quyết
UBND xã cần thực hiện những công việc sau:
- Thẩm tra về tính hợp pháp của hồ sơ xin nhận nuôi cháu Hồng;
- Lập danh sách những người có đơn đề nghị và đủ điều kiện được nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi;
- Thành lập Hội đồng xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi và một số thành viên có liên quan như: Công an, cán bộ làm công tác dân số - gia đình và trẻ em, cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội là thư ký Hội đồng. Hội đồng xét duyệt phải có kết luận bằng biên bản;
Sau khi Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch UBND xã có văn bản đề nghị gửi UBND cấp huyện thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Tổ chức - Lao động, Xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) kèm theo 02 bộ hồ sơ của từng gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, tổng hợp danh sách kèm theo 01 bộ hồ sơ của từng gia đình, cá nhân có đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng trình Chủ tịch UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh rà soát, lập danh sách những gia đình, cá nhân có đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trình UBND tỉnh quyết định danh sách và thông báo cho Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện. Những trường hợp không đủ điều kiện trợ giúp kinh phí thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?