Tài sản kê biên không bán được và bán đấu giá không thành có giống nhau không?
Điều 51 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về trả đơn yêu cầu thi hành án như sau:
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình;
c) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án;
d) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác.
2. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luậtnày, kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành”.
Điều 104 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về Xử lý tài sản bán đấu giá không thành có nội dung: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”.
Trong hai điều luật nêu trên, cụm từ “tài sản kê biên không bán được” và “bán đấu giá không thành” không giống nhau, bởi lẽ được quy định tại hai điều luật khác nhau và là căn cứ để giải quyết theo hai thủ tục thi hành án khác nhau: trả đơn yêu cầu thi hành án khác với xử lý tài sản bán đấu giá không thành.
Trong trường hợp tài sản kê biên bán đấu giá không thành và người được thi hành án không nhận tài sản thì Chấp hành viên không được trả đơn vì Chấp hành viên không có thẩm quyền này. Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án (việc nhận tài sản này phải được sự đồng ý của người phải thi hành án và những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản), thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án không còn tài sản khác thì Chấp hành viên đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?