Xây nhà không có giấy phép xây dựng và tranh chấp trong quá trình xây dựng với nhà hàng xóm
Trong trường hợp này, nguồn gốc nhà và đất mà ông An đang sử dụng là hợp pháp vì đó là do cha mẹ ông để lại và ông là người thừa kế hợp pháp, không có ai tranh chấp với ông; việc mất giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất là do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Chính nguyên nhân này làm cho ông An đã không xin được giấy phép xây dựng vì giấy phép xây dựng chỉ cấp cho những người có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật qua từng thời kỳ chứng nhận người đó có quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Tuy nhiên, do quá bức xúc về tình trạng nhà ở dột nát, có nguy cơ sập, đổ nên ông An đã bất chấp các quy định của pháp luật về quản lý xây dựng, quyết định phá dỡ nhà cũ, xây ngôi nhà mới. Việc làm của ông An là vi phạm pháp luật về trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
Khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng năm 2003 quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư (chủ nhà) phải có giấy phép xây dựng. Ngoài ra, việc xây dựng nhà của ông An còn làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. Thẩm quyền xử lý vụ việc vi phạm này thuộc về UBND phường Đ/K theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung năm 2008, điểm a khoản 2 Điều 11 và khoản 4 điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai giấy phép xây dựng; ngoài ra, chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc phải xin giấy phép xây dựng theo quy định hoặc buộc thực hiện đúng giấy phép xây dựng.
Riêng việc khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại của ông Bình đối với ông An thì công tác hòa giải tranh chấp thuộc về Ban Tư pháp của phường, nếu không hoà giải được sẽ do Toà án giải quyết.
Do đó, đối với tình huống này, cần phải thực hiện những công việc sau:
- UBND phường Đ/K tiến hành xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai đối với ông An về việc xây dựng nhà mới mà không có Giấy phép xây dựng theo quy định; đồng thời kiên quyết yêu cầu ông An ngừng việc xây dựng nhà và phải xin Giấy phép xây dựng theo quy định;
- Cán bộ địa chính của UBND phường Đ/K cần hướng dẫn ông An làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để làm cơ sở cho việc xin UBND thành phố Lạng Sơn cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể là, cán bộ địa chính của phường hướng dẫn ông An đến Phòng Địa chính - Nhà đất thuộc UBND thành phố Lạng Sơn xin cấp trích lục bản đồ địa bạ ngôi nhà và mảnh đất ông An đang ở, sau đó làm đơn thông qua UBND phường (có xác nhận của tổ dân phố nơi ông An ở) để xác nhận tình trạng nhà ở và đất ở của ông An trên thực tế rồi gửi lên UBND thành phố Lạng Sơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trên cơ sở đó, ông An làm đơn xin UBND thành phố cấp Giấy phép xây dựng nhà thông qua Phòng Xây dựng thuộc UBND thành phố Lạng Sơn.
- Mời ông An và ông Bình ra UBND phường để giải quyết sự việc xảy ra như đã nêu trong đơn khiếu nại của ông Bình đối với việc xây nhà không phép của ông An làm nứt tường nhà ông Bình. Tại đây, cán bộ tư pháp của UBND phường Đ/K yêu cầu hai bên giải trình những ý kiến, quan điểm của mình về sự việc này, nếu cần có thể xuống tận nơi để xác minh mức độ thiệt hại. Sau đó, cho hai bên tiến hành hoà giải, thương lượng việc đền bù, khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở (những hoạt động này đều phải được lập thành biên bản có xác nhận của những người tham gia để làm căn cứ giải quyết về sau). Như vậy, có thể xảy ra các tình huống sau:
+ Thứ nhất, ông An và ông Bình hoà giải, thương lượng được với nhau về mức bồi thường hay phương án khắc phục hậu quả của việc ông An xây nhà gây nứt tường nhà ông Bình, thì lập biên bản hoà giải thành để hai bên tự nguyện thi hành, chấm dứt khiếu nại.
+ Thứ hai, nếu hai bên không tiến hành hoà giải, thương lượng được với nhau thì lập biên bản hoà giải không thành để lưu trong hồ sơ tư pháp của phường; lúc này, ông Bình có quyền khởi kiện ông An ra TAND thành phố Lạng Sơn đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?