Xử phạt hành vi khai thác trái phép củi và lâm sản trong rừng phòng hộ

Công an xã X bắt được Đỗ Văn Đường là người trong xã đang khai thác trái phép củi trong rừng. Kết quả xác minh cho thấy Đường đã khai thác 03 ste củi trong rừng phòng hộ, đồng thời Công an xã còn phát hiện Đường đã khai thác một lượng lâm sản loại quý hiếm thuộc nhóm IIA có giá trị 100.000 đồng. Đương sự không có Giấy phép khai thác rừng, sử dụng một số dụng cụ để khai thác trái phép củi và lâm sản gồm 01 rìu, 01 búa, 01 gùi và 01 xe đạp Trung Quốc đã cũ, tổng trị giá 200.000 đồng. Vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?

Trong vụ việc nói trên, Đỗ Văn Đường không có Giấy phép khai thác củi và lâm sản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Do đó, hành vi của Đỗ Văn Đường đã vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể:

- Hành vi khai thác củi trong rừng phòng hộ (số củi bị khai thác là 03 ste);

- Hành vi khai thác lâm sản quý hiếm (gỗ quý thuộc nhóm IIA). Việc xử lý vi phạm của Đường phải căn cứ vào quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khoản 2 Điều 10 quy định như sau:

Đối với rừng phòng hộ:

a) Khai thác củi trái phép:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 300.000 đồng/ste khi khai thác đến 15 ste củi;

- Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 500.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 15 ste đến 25 ste;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng/ste đến 750.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 25 ste đến 40 ste.

b) Khai thác lâm sản khác trái phép:

- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường;
- Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

Như vậy, với mức độ vi phạm thực tế của mình, hành vi của Đỗ Văn Đường sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền với mức phạt áp dụng như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi khai thác 03 ste củi trong rừng phòng hộ;
- Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính nêu trên, hành vi khai thác củi và lâm sản trái phép của đương sự còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm 03 ste củi, toàn bộ số lâm sản loại quý hiếm thuộc nhóm IIA có giá trị 100.000 đồng và toàn bộ phương tiện được sử dụng để khai thác trái phép củi và lâm sản bao gồm 01 rìu, 01 búa, 01 gùi và 01 xe đạp.
Trong trường hợp này, hình thức xử phạt chính (phạt tiền) dự kiến áp dụng với Đỗ Văn Đương là dưới 500.000 đồng. Mặt khác, vụ việc do Công an xã phát hiện và thụ lý nên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND xã sẽ có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này. Công an xã có trách nhiệm lập biên bản vi phạm theo đúng quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, sau đó báo cáo trình Chủ tịch UBND xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
267 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào