Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất
Trong tình huống nói trên, có thể thấy chị Phượng đã nêu lên 02 yêu cầu đề nghị Chủ tịch UBND xã giải quyết liên quan đến việc chị Phượng nhận thế chấp căn nhà để cho chị Hồng vay vốn, đó là:
- Yêu cầu UBND xã chứng thực vào hợp đồng vay tiền có thế chấp giữa chị Hồng và chị Phượng;
- Yêu cầu UBND xã đăng ký giao dịch bảo đảm đối với mảnh đất và căn nhà mà chị Phượng nhận thế chấp của chị Hồng.
Để xem xét giải quyết các yêu cầu nói trên của đương sự, Chủ tịch UBND xã K cần căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về các thủ tục hành chính liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn đương sự, cụ thể là:
Đối với yêu cầu chứng thực hợp đồng vay tiền có thế chấp bằng quyền sử dụng đất: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 và hướng dẫn cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 119 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, đối với hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với nhau thì đương sự có thể lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, nơi có đất. Do đó, trong trường hợp này, cả chị Hồng và chị Phượng đều cư trú tại xã K, căn nhà và thửa đất mà chị Hồng sử dụng làm tài sản thế chấp thuộc địa bàn xã K nên UBND xã K có thẩm quyền để thực hiện việc chứng thực đối với hợp đồng này.
Để giải quyết yêu cầu chứng thực của chị Phượng, Chủ tịch UBND xã cần chỉ đạo cán bộ tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, nếu có những vấn đề về quyền sử dụng đất chưa rõ thì có thể chuyển tới cán bộ địa chính để thẩm tra. Khi thấy hồ sơ có đủ điều kiện để được chứng thực hợp đồng thì trình Chủ tịch UBND xã ký chứng thực theo đúng trình tự, thủ tục chứng thực.
Đối với yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bất động sản mà chị Phượng nhận thế chấp: Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, thì đăng ký biến động về quyền sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong 8 trường hợp cụ thể, trong đó có trường hợp người sử dụng đất thực hiện quyền thế chấp vay vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trước khi ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, việc đăng ký các giao dịch bảo đảm đối với các quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có thể được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Do đó, Chủ tịch UBND xã K cần hướng dẫn chị Phượng tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện nơi có đất thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?