Chị M đã bị cho thôi việc vì lý do có thai và nghỉ đẻ có đúng pháp luật không?
Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định: "Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường doanh nghiệp chấm dứt hoạt động"
Như vậy, nếu doanh nghiệp vẫn đang tồn tại, người sử dụng lao động không được viện vào 1 trong 4 lý do sau để sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ:
- Người lao động nữ kết hôn;
- Người lao động nữ có thai ;
- Người lao động nữ nghỉ thai sản;
- Người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
"Sa thải" và "đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" đều là hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, sa thải khác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở chỗ: Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động (Điều 85 BLLĐ). Việc sa thải được áp dụng hạn chế hơn. Quyết định sa thải là một căn cứ để người sử dụng lao động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (điểm b, khoản 1 Điều 38 BLLĐ).
Như vậy, trong trường hợp nêu trên, công ty TNHH giầy da X vẫn đang tồn tại, quyết định cho thôi việc mà thực chất là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty TNHH giầy da X đối với chị M dựa vào lý do chị có thai là trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?