Chính sách cho sinh viên vay vốn và cho bộ đội xuất ngũ vay vốn để giải quyết việc làm có liên quan đến nhau không?
Câu hỏi của bạn có 2 vấn đề:
1. Chính quyền có được lấy khoản vay ưu đãi dành cho sinh viên của chị bạn để đối trừ nghĩa vụ thanh toán khoản nợ ưu đãi đối với quân nhân xuất ngũ của anh bạn hay không?
2. Trách nhiệm của bạn và bố bạn như thế nào khi cả bạn và bố bạn đều ký vào phần người thừa kế của anh bạn trong hợp đồng vay vốn ưu đãi dành cho quân nhân xuất ngũ?
Sau khi nghiên cứu kỹ câu hỏi của bạn và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Về việc Chính quyền có được lấy khoản vay ưu đãi dành cho sinh viên của chị bạn để đối trừ nghĩa vụ thanh toán khoản nợ ưu đãi đối với quân nhân xuất ngũ của anh bạn hay không
Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định đối tượng được vay như sau:
“Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú”.
Như vậy, nếu chị bạn thuộc quy định Điều 2 Quyết định Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì chị bạn sẽ được vay vốn. Điều 2 của Quyết định này không quy định nếu gia đình còn một món nợ gì khác thì chị bạn không được vay vốn ưu đãi đối với học sinh, sinh viên.
Mặt khác, theo Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, mục đích cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên như sau:
“Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại”.
Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng quy định người vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích.
Như vậy việc sử dụng tiền vay ưu đãi cho học sinh, sinh viên nhằm thanh toán khoản vay khác là trái quy định của pháp luật.
2. Về trách nhiệm của những người thừa kế trong hợp đồng vay vốn
Điều 636 Bộ luật Dân sự quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, người nhận thừa kế mới phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế. Điều 633 Bộ luật Dân sự quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại thừa kế chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.
Trong trường hợp của gia đình nhà bạn, anh trai bạn (người để lại thừa kế) chưa chết vì vậy anh trai bạn là người có nghĩa vụ trả nợ chứ không phải bố bạn hoặc là bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?