Công chứng viên từ chối công chứng đúng hay sai?
Khi hợp đồng tín dụng cũ đã hết hạn, khách hàng hoàn thành việc trả nợ tức là các bên đã thanh lý hợp đồng và không có ràng buộc về nghĩa vụ với nhau trong hợp đồng này nữa. Hợp đồng tín dụng đã hết hiệu lực. Do đó, hợp đồng thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng tín dụng cũng hết hiệu lực.
Khi hai bên ký hợp đồng tín dụng mới thì phải có hợp đồng thế chấp mới (phụ lục hợp đồng thế chấp mới) để bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với các điều khoản vay mới được ký kết trong hợp đồng. Không thể dùng hợp đồng (phụ lục hợp đồng) thế chấp cũ để bảo đảm cho các điều khoản ký kết trong hợp đồng mới được.
Theo quy định tại Điều 357, Bộ luật Dân sự năm 2005, việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
“1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
2. Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý;
4. Theo thoả thuận của các bên.”
Do đó, các công chứng viên từ chối việc công chứng phụ lục hợp đồng thế chấp trong trường hợp này là đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?