Thu giữ bưu phẩm, thư tín có tin báo chứa đựng văn hóa phẩm đồi trụy
Theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, phổ biến những hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục”.
Theo khoản 2, Điều 19, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2006 về xử phát vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin thì “Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;
b) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 200 bản đến dưới 500 bản;
c) Bán sách, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.”
Như vậy, hành vi lưu hành, tàng trữ, vận chuyển… những hình ảnh, vật phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy là vi phạm pháp luật.
Theo khoản 1, Điều 46, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của UBTVQH số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2 tháng 4 năm 2008, thì:
“Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”
Điều 45, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của UBTVQH số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2 tháng 4 năm 2008, quy định thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
“1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;
g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và được uỷ quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định tạm giữ người của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.”
Như vậy, theo quy định thìChủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Trong phạm vi giới hạn thẩm quyền của mình, nếu không có thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch UBND xã báo cáo cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật để xử lý.
Bạn có thể tham khảo thêm Điều 28, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của UBTV QH số 04/2008/UBTVQH12 ngày 2 tháng 4 năm 2008 về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính sau đây:
“Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?