Phân chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
Theo thông tin bạn cung cấp thì tài sản đã được các thành viên trong gia đình thỏa thuận và xác lập quyền sở hữu chung. Điều này phù hợp với quy định tại Điều 215 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền sở hữu chung. Vì các bên đã xác định từng phần quyền sở hữu của mỗi người đối với tài sản nên hình thức sở hữu này được gọi là sở hữu chung theo phần, cụ thể như sau:
“Ðiều 216 Bộ luật Dân sự. Sở hữu chung theo phần.
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Việc chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như bạn hỏi được quy định tạiÐiều 224 Bộ luật Dân sự:
+ Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
+ Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận phân chia tài sản thuộc sở hữu chung. Việc phân chia và xác định tỷ lệ mỗi người được hưởng đương nhiên sẽ dựa vào phần quyền sở hữu của mỗi người như đã thỏa thuận ban đầu; khi phân chia mỗi người sẽ nhận được phần quyền sở hữu tương ứng với phần quyền sở hữu theo thỏa thuận ban đầu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại về việc phân chia. Sau 10 năm, hay bất kỳ khoảng thời gian nào, việc xác định tỷ lệ phân chia vẫn không có sự thay đổi; nếu tài sản giảm hay tăng giá trị thì phần quyền sở hữu của mỗi người vẫn được xác định theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ ban đầu đã xác định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đó là trường hợp phân chia tài sản, còn hiện nay khi tài sản đang thuộc sở hữu chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện như sau:
- Chiếm hữu tài sản chung (Ðiều 221 Bộ luật Dân sự): Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Sử dụng tài sản chung(Ðiều 222 Bộ luật Dân sự):
+ Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thỏa thuận khác.
- Ðịnh đoạt tài sản chung(Ðiều 223 Bộ luật Dân sự):
+ Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
+ Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
- Chấm dứt sở hữu chung(Ðiều 225 Bộ luật Dân sự):
Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản chung đã được chia;
+ Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;
+ Tài sản chung không còn;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?