Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú khi bố mẹ đi làm xa

Em họ tôi năm nay đã 23 tuổi. Đã đăng ký khai sinh nhưng hiện nay chưa đăng ký hộ khẩu vì bố mẹ em đi làm xa, không làm thủ tục được. Nay em tôi muốn nhập hộ khẩu thì phải làm thủ tục gì?

Thủ tục đăng ký thường trú cho em trai bạn:

* Thẩm quyền đăng ký thường trú (Điều 9 Thông tư số 52/2010/TT-BCA).

- Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

* Hồ sơ đăng ký thường trú (khoản 1 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Bản khai nhân khẩu;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.

+ Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm (trường hợp trong văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ đã nêu rõ nội dung đồng ý cho đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ thì không cần ý kiến của chủ động vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu).

+ Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/01 người. Diện tích sàn được hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

- Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, ghi vào bản sao đã đối chiếu với bản chính là đúng (ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kiểm tra).

* Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể (khoản 2 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):

Ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại khoản 1 Điều này; các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

- Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.

- Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

* Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú (khoản 3 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):

- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

* Nếu em bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu em bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài những hồ sơ, thủ tục nêu trên, em bạn cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú.

 

Nơi cư trú của công dân
Hỏi đáp mới nhất về Nơi cư trú của công dân
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa nơi ở hiện tại theo quy định của pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết thường trú cho người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký hộ khẩu thường trú cần những thủ tục gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phiều lý lịch tư pháp được cấp ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay tạm trú
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký thay đổi nơi thường trú khi chuyển chỗ ở hợp pháp
Hỏi đáp pháp luật
Có phải thay đổi mã số thuế khi chuyển hộ khẩu thường trú không?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng hưởng trợ cấp lần đầu không phân biệt hộ khẩu thường trú
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú ở Hà Nội
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nơi cư trú của công dân
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nơi cư trú của công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nơi cư trú của công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào