Vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
Mặc dù bạn không nêu cụ thể phương tiện mà bạn điều khiển là ô tô hay xe máy hoặc một loại phương tiện nào khác, nhưng chúng tôi cũng có thể tư vấn cho bạn như sau: Trong trường hợp nói trên bạn đã có hai hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cụ thể:
- Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông (hành vi CSGT thổi phạt nhưng cố ý bỏ chạy không dừng lại)
- Hành vi tham gia giao thông nhưng không có giấy phép lại xe và giấy bảo hiểm dân sự tài sản xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
+ Nếu phương tiện mà bạn điều khiển là xe máy:
- Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012) Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
- Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP) thì hành vi người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với người điều khiển xe máy mà có các hành vi vi phạm giao thông kể trên sẽ là: 2.320.000 đồng (1.000.000 + 120.000 + 1.200.000). Ngoài ra, đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông ngoài phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày, nếu còn gây tai nạn từ mức độ nghiêm trọng trở lên sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn.
+ Nếu phương tiện mà bạn điều khiển là xe ô tô:
- Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012) thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Theo quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi người điều khiển xe ô tô, máy kéo, hoặc các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
- Theo quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP) thì hành vi người điều khiển xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với người điều khiển xe ô tô mà có các hành vi vi phạm giao thông kể trên sẽ là: 9.600.000 đồng (3.000.000 + 600.000 + 6.000.000). Ngoài ra, đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông ngoài phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày, nếu còn gây tai nạn từ mức độ nghiêm trọng trở lên sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?