Chứng thực hóa đơn tài chính
Về việc chứng thực hóa đơn,chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản saotừ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không quyđịnh cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng tạiĐiều 16 Nghị định này, bên cạnh quyđịnh các trường hợp cụ thể không được chứng thực bản sao từ bản chính (như: Bản chínhđược cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo; Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm,bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung …) thì còn cóquy định “các giấy tờ, văn bản khác màpháp luật quy định không được sao”.
Đối chiếu với các văn bảnhướng dẫn của Bộ tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫnNghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì việc lập hóa đơn phải tuân thủ quy định chặtchẽ, mỗi liên của mộtsố hoá đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiệnlà bản sao (copy) (theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 153/2010/TT-BTC. Theo đó,việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từđó thực hiện theo quy định. UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy địnhtại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấytờ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các trường hợp được cộng điểm thi vào lớp 10 năm 2025?
- Mẫu đánh giá viên chức theo Nghị định 90 mới nhất năm 2025?
- 05 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?