Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có những hình thức tham gia ý kiến nào?
- Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có những hình thức tham gia ý kiến nào?
- Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có những hình thức tham gia ý kiến nào?
Tại Điều 54 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị;
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cuộc họp, hội nghị khác của cơ quan, đơn vị;
3. Thể hiện ý kiến qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền gửi;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
5. Thông qua Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị;
6. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, có 5 hình thức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể thực hiện các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có những hình thức tham gia ý kiến nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Tại Điều 55 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các nội dung quy định tại Điều 53 của Luật này, trong đó xác định rõ nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
3. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị; Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Điều 56 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở những nội dung trên.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?